NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

09/08/2024 54 lượt xem
A A- A+
1. Giới thiệu chung:
     - Mục tiêu đào tạo:
     Là chuyên ngành đào tạo tại Tổ bộ môn Kế toán doanh nghiệp thuộc Khoa Quản trị Nhà hàng & Chế biến món ăn với mục tiêu đào tạo sinh viên trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có khả năng tác nghiệp, thống kê, phân tích, tổng hợp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh tại các doanh nghiệp, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
     Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về quản trị doanh nghiệp, quản trị Marketing, quản trị dự án, quản trị tài chính, quản trị sản xuất … Có khả năng ứng dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để đưa ra các đánh giá, dự báo hướng phát triển thị trường và phục vụ cho công tác quản lý. Có khả năng phân tích, nhận diện, tổng hợp từ đó đưa ra giải pháp hợp lý khi môi trường kinh doanh thay đổi. Ngoài ra còn có kiến thức xã hội và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có đủ khả năng về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
     - Chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên:
     Chương trình đào tạo được xây dựng và được cập nhật theo tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
     Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
2. Hệ đào tạo Cao đẳng:
     - Thời gian đào tạo: 2,5 năm;
     - Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, phạm vi tuyển sinh trong cả nước;
3. Chế độ chính sách:
     -  Chế độ miễn, giảm học phí cho HSSV chính sách, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số theo quy định.
    - Chế độ khen thưởng - học bổng hàng năm cho HSSV khá, giỏi và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
4. Cơ hội việc làm:
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau, với nhiều cơ hội đa dạng và phong phú như:
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Chuyên viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing,… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ
  • Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành
  • Chuyên viên Marketing, PR
  • Nhân viên bộ phận thẩm định dự án
  • Chuyên viên quản lý tài chính

Các bài tuyển sinh khác

Xem thêm

Các liên kết ngoài

Zalo Facebook Messenger
Đăng ký tư vấn tuyển sinh
Chi tiết thông tin tuyển sinh
captcha
Gửi yêu cầu